Nhà Thuốc Tây Ngọc Khánh

Glucofine 1000 DMC

Thành phần

Metformin.........1000mg

Công Dụng

Chỉ định

Thuốc Glucofine 1000mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh đái tháo đường type 2: Đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn và luyện tập, khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn đơn thuần. Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những bệnh nhân quá cân.
  • Có thể dùng metformin đồng thời với một hoặc nhiều thuốc chống đái tháo đường đường uống khác hoặc insulin khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được thỏa đáng.

Liều Dùng

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống. 

Uống trọn viên thuốc với một ly nước.

Liều dùng

Luôn dùng thuốc đúng liều lượng trong đơn thuốc.

Liều khuyến cáo

Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, 1 lần/ngày, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần.

Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg/ngày. Glucofine 1000mg được dùng trong trường hợp cần dùng liều cao metformin (1000 - 2000mg /ngày), sau khi đã dùng liều khởi đầu 500 mg hoặc 850mg, 2 - 3 lần/ngày.

Người lớn có chức năng thận bình thường (GFR ≥​ 90 mL/phút/1,73 m2)

Đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc chống đái tháo đường đường uống khác:

  • Dùng viên Glucofine 1000mg: 1 viên/lần. Tối đa 2 viên/ngày, chia làm 2 lần.
  • Khi chuyển từ thuốc chống đái tháo đường đường uống khác sang dùng metformin, trước tiên cần ngừng dùng thuốc chống đái tháo đường đã dùng trước đó, sau đó bắt đầu dùng liều khởi đầu 500mg hoặc 850mg metformin 2 - 3 lần/ngày (dùng viên Glucofine 500mg hoặc viên Glucofine 850mg).

Phối hợp với insulin

Có thể phối hợp metformin với insulin để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nên khởi đầu metformin với liều 500 mg hoặc 850 mg, 2 - 3 lần/ngày, trong khi liều của insulin được điều chỉnh dựa trên kết quả kiểm tra đường huyết.

Người cao tuổi

Do có khả năng suy giảm chức năng thận ở người cao tuổi, liều metformin nên được điều chỉnh dựa vào chức năng thận, cần đánh giá thường xuyên chức năng thận (xem mục Thận trọng khi dùng thuốc).

Trẻ em

Đơn trị liệu hoặc phối hợp với insulin.

Glucofine 1000mg có thể được dùng ở trẻ vị thành niên và trẻ em từ 10 tuổi trở lên.

Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850mg metformin, 1 lần/ngày, dùng trong hoặc sau bữa ăn.

Sau 10 - 15 ngày, nên điều chỉnh liều dựa vào nồng độ glucose huyết. Tăng liều từ từ để cải thiện sự dung nạp thuốc ở đường tiêu hóa. Liều tối đa của metformin là 2000mg/ngày, chia làm 2 - 3 lần.

Suy thận

Cần đánh giá mức độ lọc cầu thận (GFR) trước khi khởi đầu điều trị bằng thuốc metformin và đánh giá ít nhất mỗi năm một lần sau đó. Ở những bệnh nhân suy thận có khả năng tiến triển và bệnh nhân cao tuổi, nên đánh giá chức năng thận thường xuyên hơn, ví dụ mỗi 3 - 6 tháng một lần.

GFR

(mL/phút/1,73 m2)

Tổng liều tối đa hàng ngày (chia làm 2 - 3 lần/ngày)

Các yếu tố nguy cơ khác

60 - 89

2000 mg

Xem xét giảm liều tùy thuộc vào sự suy giảm chức năng thận.

45 - 59

2000 mg

Cần xem xét lại các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic (xem phần Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc) trước khi cân nhắc sử dụng metformin. Liều khởi đầu không được vượt quá một nửa liều tối đa.

30 - 44

1000 mg

< 30

 

Chống chỉ định dùng metformin.

Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod.

Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 - 60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng

Ít có thông tin về độc tính cấp của metformin. Hạ đường huyết được thông báo ở khoảng 10% số ca ngay sau khi uống những lượng vượt quá 50g metformin; nhiễm toan lactic xảy ra ở khoảng 32% số ca.

Cách xử trí

Vì metformin được đào thải bằng thẩm tách (với độ thanh thải tới 170mL/phút trong điều kiện thẩm tách máu tốt), vì vậy khuyến cáo thẩm tách máu ngay để giải quyết tình trạng nhiễm toan và đào thải thuốc ứ đọng; với cách chăm sóc này thường hết triệu chứng và hồi phục nhanh.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác Dụng Phụ 

Triệu chứng

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng và tự hồi phục trong đa số các trường hợp. Để ngăn chặn các tác dụng không mong muốn này, khuyến cáo chia liều metformin thành 2 - 3 lần/ngày và tăng liều từ từ. 

Các tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra khi điều trị với metformin, với tần suất như sau: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1 /10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10000), không rõ (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).

Trong mỗi nhóm tần suất, các tác dụng không mong muốn được thể hiện theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng.

Bảng tóm tắt các tác dụng không mong muốn:

Các Cơ quan

Tần suất

Các phản ứng không mong muốn

Chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất hiếm gặp

Nhiễm toan lactic.

Giảm hấp thu vitamin B12 kèm theo giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết tương đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân điều trị dài ngày với metformin. Khuyến cáo xem xét nguyên nhân này khi bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Thần kinh

Thường gặp

Rối loạn vị giác.

Tiêu hóa

Rất thường gặp

Các rối loạn đường tiêu hóa như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng. Các triệu chứng này xảy ra thường xuyên nhất trong suốt quá trình bắt đầu điều trị và tự hồi phục trong đa số các trường hợp. Để ngăn chặn các tác dụng không mong muốn này, khuyến cáo chia liều metformin thành 2 - 3 lần/ngày và tăng liều từ từ.

Gan-mật

Rất hiếm gặp

Các chỉ số chức năng gan bất thường hoặc viêm gan sẽ tự hồi phục khi ngừng dùng metformin.

Da

Rất hiếm gặp

Phản ứng da như ban đỏ, ngứa, mày đay.

Trẻ em:

Các dữ liệu đã được công bố cũng như dữ liệu nghiên cứu lâm sàng ở đối tượng trẻ em từ 10 - 16 tuổi được điều trị trong 1 năm cũng cho thấy có các tác dụng không mong muốn tương tự như ở người lớn cả về tính chất và mức độ nghiêm trọng.

Cách xử trí ADR

Có thể tránh những ADR về tiêu hóa nếu uống metformin vào bữa ăn và tăng liều dần từng bước.

Không xảy ra hạ glucose huyết trong điều trị đơn độc bằng metformin. Tuy nhiên đã thấy có tai biến hạ glucose huyết khi có kết hợp những yếu tố thuận lợi khác (như sulfonylurê, rượu).

Khi dùng dài ngày, có thể có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 nhưng ít quan trọng về lâm sàng và hãn hữu mới xảy ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Điều trị những trường hợp này bằng vitamin B12 có kết quả tốt.

Nhiễm toan lactic hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây tử vong với tỷ lệ cao.

Cần lưu ý ngừng điều trị metformin nếu nồng độ lactate huyết tương vượt quá 5 mmol/L.

Suy giảm chức năng thận hoặc gan là một chỉ định bắt buộc phải ngừng điều trị metformin.

Khi bị nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm khuẩn huyết, bắt buộc phải ngừng dùng metformin ngay.

Không dùng hoặc hạn chế uống rượu do tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Nếu bệnh nhân nhịn đói kéo dài hoặc được điều trị với chế ăn có lượng calo rất thấp thì tốt nhất là ngừng dùng metformin.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

    Lưu Ý 

    Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

    Chống chỉ định

    Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
    • Bệnh nhân có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin).
    • Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2) (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).
    • Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
    • Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như: Suy tim hoặc suy hô hấp, mới mắc nhồi máu cơ tim, sốc.
    • Các bệnh lý cấp tính có khả năng ảnh hưởng có hại đến chức năng thận như mất nước, sốc nhiễm khuẩn, tiêm qua đường động mạch các chất cản quang có iod (chỉ dùng lại metformin khi chức năng thận trở về bình thường).
    • Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
    • Gây mê: Ngừng metformin vào buổi sáng trước khi mổ và dùng lại khi chức năng thận trở về bình thường.
    • Phụ nữ mang thai: Phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin.
    • Phụ nữ cho con bú.
    • Đái tháo đường type 1, tiền hôn mê đái tháo đường.
    Nội dung tùy chỉnh viết ở đây

    Thương hiệu: Đang cập nhật

    Tình trạng: Còn hàng

    0₫ 0₫
    Title

    Cam Kết & Ưu Đãi

    Hàng Hoá Nhập Khẩu Chính Hãng & Ưu Đãi Thẻ VIP tùy chương trình - Đổi Trả 07 Ngày

    Phương thức thanh toán

    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    • Thuoconline.net - Chăm Sóc Sức khỏe và Làm Đẹp
    Cơ sở 1: 0888 66 27 28 Cơ sở 2: 0888 55 27 28
    zalo